Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
No menu items!
spot_img
Trang chủNhà cửa đời sốngLịch sử ngành sơn thế giới và câu chuyện sơn Việt Nam

Lịch sử ngành sơn thế giới và câu chuyện sơn Việt Nam

Sơn là 1 trong những vật liệu không thể thiếu trong xây dựng và trang trí, bởi đây là mảnh ghép cuối cùng của sự hoàn thiện. Cũng vì thế mà ngành sơn thế giới nói chung và sơn Việt Nam nói riêng đã khởi nguồn từ rất lâu đời, với lịch sử dài hàng chục ngàn năm. Trong quá chuỗi hành trình dài ấy ngành sơn đã liên tục chuyển mình và có những bước tiến không ngừng về công nghệ và sản phẩm.

 lich-su-son-the-gioi-va-cau-chuyen-son-viet-nam

LỊCH SỬ NGÀNH SƠN THẾ GIỚI

Sơn (hoặc có thể gọi là chất phủ bề mặt) được dùng để trang trí mỹ thuật hoặc bảo vệ các bề mặt vật liệu cần sơn.

Có thể nói, công nghệ sản xuất sơn là một trong các công nghệ lâu đời nhất trong lịch sử phát triển của loài người. Ngành khảo cổ học thế giới đã xác định được niên đại cách đây khoảng hơn 25.000 năm trước,  nhiều cộng đồng người cổ xưa trên thế giới đã biết cách sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên để tạo thành loại sơn trang trí đầu tiên trong lịch sử loài người. Các loại sơn từ thuở sơ khai này chủ yếu được sử dụng để tạo nên các bức tranh phản ánh đời sống sinh hoạt hàng ngày trong các hang động hoặc phiến đá, nhiều bức tranh trong số đó còn tồn tại đến ngày nay.

Ai Cập đã biết chế tạo sơn mỹ thuật từ năm 3000 – 600 trước công nguyên. Hy Lạp và La Mã đã chế tạo sơn dầu béo vừa có tác dụng trang trí vừa có tính chất bảo vệ các bề mặt cần sơn trong thời kỳ năm 600 trước công nguyên đến năm 400 sau công nguyên và mãi đến thế kỷ 13 sau công nguyên các nước khác của Châu Âu mới biết đến công nghệ sơn này và đến cuối thế kỷ 18 mới bắt đầu có các nhà sản xuất sơn chuyên nghiệp do yêu cầu về sơn tăng mạnh.

Bước ngoặt trong lịch sử ngành sơn bắt đầu vào thế kỷ 18 cùng với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất  đã tác động thúc đẩy phát triển việc xây dựng các nhà máy sản xuất sơn chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu sơn ngày càng tăng cao. Tuy nhiên các sản phẩm sơn thời đó chất lượng chưa cao cùng với khả năng trang trí, bảo vệ thấp do nguyên liệu chế tạo sơn đi từ các loại dầu nhựa thiên nhiên và các loại bột màu vô cơ có chất lượng thấp

Các mốc phát triển công nghiệp sơn (được khởi đầu từ thế kỷ 20 đến cuối thế kỷ 20) có thể được phản ánh như sau:

– Năm 1923: nhựa Nitrocellulose, alkyd

– Năm 1924: Bột màu TiO2

– Năm 1928: Nhựa Phenol tan trong dầu béo

– Năm 1930: Nhựa Amino Urea Formaldehyde

– Năm 1933: Nhựa Vinyl Clorua đồng trùng hợp

– Năm 1934: Nhựa nhũ tương trong gốc dầu

– Năm 1936: Nhựa Acrylic nhiệt rắn

– Năm 1937: Nhựa Polyurethan

– Năm 1939: Nhựa Amino melamin Formaldehyde

– Năm 1944: Sơn gốc Silicone

– Năm 1947: Nhựa Epoxy

– Năm 1950: Nhựa PVA và Acrylic laquer

– Năm 1955: Sơn bột tĩnh điện

– Năm 1958: Sơn xe hơi gốc Acrylic laquer; Sơn nhà gốc nhựa latex

– Năm 1960: Sơn công nghiệp gốc nước

– Năm 1962: Sơn điện di kiểu Anode

– Năm 1963: Sơn đóng rắn bằng tia EB và UV

– Năm 1971: Sơn điện di kiểu catode

Trong tương lai, thách thức của ngành công nghiệp sơn toàn cầu phải giải quyết bài toán quen thuộc là tìm được giải pháp cân bằng giữa một bên là sức ép về chi phí của năng lượng, nguyên liệu và đáp ứng quy định luật an toàn môi trường của chính phủ với một bên là yêu cầu của thị trường là chất sơn phải hoàn hảo với giá cả tốt nhất. Các thách thức này sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho ngành sơn công nghiệp thế giới nghiên cứu và triển khai các giải pháp công nghệ mới, nguyên liệu mới và sản phẩm mới đó chắc chắn cũng là tác động tích cực đối với sự phát triển hơn nữa của ngành công nghiệp này.

CÂU CHUYỆN SƠN VIỆT NAM

cau-chuyen-son-viet-nam

Tại Việt Nam, cách đây 400 năm trước, cha ông ta đã biết cách chế tạo sơn trang trí bảo vệ cho các pho tượng thờ hay hoành phi câu đối được sơn son thếp vàng với việc sử dụng cây sơn mọc trong tự nhiên. Các loại sơn Việt Nam này khá bền màu theo thời gian và còn duy trì đến ngày nay trong việc tạo ra các sản phẩm tranh sơn mài hay đồ sơn son thếp vàng. Bên cạnh đó, còn một số loại dầu béo được làm từ nhựa thông của cây thông ba lá hoăc dầu lai, dầu bóng được sử dụng để trang trí và bảo vệ cho chiếc nón lá hoặc các đồ vật nội ngoại thất. Tuy nhiên đây đa phần đây là các loại sơn Việt Nam tự nhiên trong dân gian và phục vụ cho nhu cầu trang trí nội thất là chủ yếu.

Cho tới ngày nay sơn Việt Nam có khoảng 1000 doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất sơn Việt Nam với tổng lượng sơn hàng năm đạt gần 250 triệu lít, trong đó sơn trang trí chiếm đa số với khoảng 180 triệu lít/năm. Với thị trường sơn đầy cạnh tranh như vậy các thương hiệu sơn trong và ngoài nước đều không ngừng chuyển mình để khẳng định được vị thế, cho ra mắt nhiều dòng sơn Việt Nam mới đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng.

Song song với sự phát triển đó cũng là sự ra đời và ứng dụng của nhiều công nghệ vượt bậc, hiện đại có thể kể đến như công nghệ Nano Bạc giúp cho sơn có khả năng kháng khuẩn lên đến 99,9%; ChromaBrite cho màu sắc tươi đẹp và bền màu gấp hai lần; Microsphere giúp chống nóng vượt trội hay nhựa Acrylic cao cấp gốc nước vừa giúp chống thấm, vừa an toàn khi sử dụng,…

Review Tử Tế - Review có Tâm
Review Tử Tế - Review có Tâmhttps://reviewchat.com.vn
Admin Reviewchat.com.vn Chịu trách nhiệm nội dung Review Chất - Review Tử Tế - Review có Tâm
RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments