Nội dung chính
Vải Tencel là gì? Quy trình sản xuất – ưu nhược điểm và ứng dụng.
Bảo vệ môi trường đang dần trở thành xu hướng trong những năm gần đây. Nếu bạn là người quan tâm đến vấn đề môi trường và mong muốn sử dụng sản phẩm giảm thiểu tác động ô nhiễm đến hệ sinh thái, hãy cùng Vua Nệm tham khảo về vải Tencel và cân nhắc sử dụng loại vải này cho những trang phục thường ngày nhé!
-
Vải Tencel là gì?
Vải Tencel (hay còn được gọi là Lyocell) là loại vải sinh học được đánh giá an toàn và thân thiện với môi trường nhất trên thị trường hiện nay. Tencel hoàn từ được sản xuất từ cellulose có trong bột gỗ của các cây thuộc họ nhà tre như cây bạch đàn, cây khuynh diệp.
Công nghệ sản xuất vải Tencel được phát triển lần đầu tiên vào năm 1972 tại miền Bắc Carolina, Mỹ. Tuy nhiên, sự phổ biến của nó chỉ dần được lan rộng trong những năm gần đây nhờ ý thức bảo vệ môi trường của con người ngày càng được nâng cao. Trong các đồ tiêu dùng hàng ngày, bên cạnh tính tiện lợi, an toàn cho sức khỏe, người ta cũng bắt đầu cân nhắc liệu sản phẩm đó có giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường hay không? Áp lực từ ý thức của người tiêu dùng đã tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp, dễ thấy nhất là nhiều thương hiệu thời trang dần quay sang sử dụng các chất liệu thân thiện với môi trường hơn như vải Tencel để đáp ứng nhu cầu y thức này.
2. Quy trình sản xuất
Nhìn chung, quy trình sản xuất vải Tencel sẽ bao gồm việc thu hoạch vỏ gỗ của các loại cây như bạch đàn, khuynh diệp sau đó vỏ cây sẽ được sơ chế làm sạch bụi bẩn và nghiền thành bột. Bột gỗ sẽ tiếp tục được kéo thành sợi bằng công nghệ Nano. Chính nhờ yếu tố thân thiện môi trường từ khâu nguyên liệu đầu vào đến quá trình kéo sợi nên vải tencel rất an toàn cho sức khỏe người mặc. Các bước sản xuất vải tencel bao gồm:
Bước 1: Bột gỗ được hòa tan trong dung môi (cũng thân thiện với môi trường) để tạo thành hỗn hợp lỏng
Bước 2: Hỗn hợp bột gỗ lỏng được đùn qua các lỗ nhỏ để tạo thành sợi xơ và đưa qua khí khô để làm ráo. Khi này, dung môi còn dư sau quá trình đùn ép vẫn được giữ lại để tiếp tục sử dụng
Bước 3: Sợi xơ được chuyển sang khu vực chuyên dụng và được ngâm trong một chất lỏng đặc biệt để loại bỏ các amin oxit ra khỏi sợi vải.
Bước 4: Sợi được làm sạch và sấy khô lần nữa. Lúc này, sợi Tencel thành phẩm đã sẵn sàng cho quá dệt thành vải tấm.
3. Vải Tencel thân thiện môi trường như thế nào?
Thực tế, việc sản xuất vải Tencel đều có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực đến môi trường nhưng nếu so với quá trình sản xuất các loại vải dệt may khác, vải Tencel được coi là thân thiện môi trường hơn. Tencel Là loại sợi có nguồn gốc tự nhiên từ bột gỗ cây bạch đàn tự trồng – vốn được xem là cây lâm nghiệp bền vững. Nguyên liệu sản xuất vải Tencel không xâm hại đến các loại gỗ rừng, gỗ tự nhiên khác. Bên cạnh đó, việc trồng cây bạch đàn không yêu cầu sử dụng các hóa chất thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng và không yêu cầu việc tưới tiêu nên hoàn toàn không tác động xấu đến nguồn đất và nguồn nước hay tạo thành bất kỳ chất thải không mong muốn nào ra môi trường. Ngoài ra, cây bạch đàn cũng giúp giảm bớt lượng khí carbon dioxit trong môi trường và giảm thiểu tác động của hiệu ứng nhà kính.
Quy trình sản xuất Tencel là vòng sản xuất khép kín ứng dụng công nghệ nano và công nghệ REFIBRA™. Trong hệ thống khép kín này, 99% dung môi hóa học được sử dụng sẽ được thu hồi và tái chế trực tiếp trong hệ thống, từ đó giảm thiểu khí thải và chất thải ra môi trường. Quy trình này cũng ít tiêu hao nhiên liệu của nhà máy và cần rất ít nước.
Bên cạnh đó, vải tencel có khả năng tái sử dụng nhiều lần, điều này đều có lợi cho cả phía người tiêu dùng và doanh nghiệp vì mục tiêu chung là bảo vệ hành tinh xanh.
4. Ưu nhược điểm của vải Tencel là gì
4.1. Ưu điểm
Bên cạnh thân thiện môi trường, vải Tencel còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với các dòng vải khác trên thị trường
An toàn cho sức khỏe
Với nguyên liệu 100% từ bột gỗ thiên nhiên cùng quy trình sản xuất hiện dại, không sử dụng các hóa chất độc hại nên điều dễ hiểu là vải Tencel tuyệt đối an toàn cho sức khỏe người dùng. So với một số loại sợi tổng hợp khác, Vải Tencel không gây ra các vấn đề như dị ứng, kích ứng cho làn da. Chính vì thế, Tencel luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình quan tâm đến vấn đề sức khỏe,…
Khả năng hút ẩm tuyệt vời
Vải Tencel mát lạnh, mềm mại khi sờ vào nên rất thích hợp để làm các trang phục lót trong cơ thể hoặc đồ ngủ. Bên cạnh đó, vải tencel có khả năng hút ẩm tuyệt vời nên không gây cảm giác bí bách, hầm nóng. Chính nhờ khả năng này nên vải Tencel không tạo điều kiện để vi khuẩn làm ổ trên mặt vải gây hại cho sức khỏe người dùng. Bên cạnh đó, vải Tencel cũng rất khó bám bụi.
Ngoài ra, vải Tencel không bị nhăn nhàu khi gấp và giặt. Bên cạnh đó, khâu giặt giũ, phơi phóng vải Tencel cũng tương đối dễ dàng, bạn có thể lựa chọn giặt bằng máy hoặc bằng tay đều được.
4.2. Nhược điểm vải tencel
Nhược điểm của vải tencel là màu sắc trên vải khá dễ phai màu. Vải dễ bị “ngót” lại trong quá trình giặt giũ nhưng nếu ở trạng thái khô, vải lại khôi phục hình dáng ban đầu. Các họa tiết in trên vải cũng không đa dạng nên có thể không đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của nhiều người. Bên cạnh đó, giá thành vải Tencel khá cao so với các loại vải có nguồn gốc tổng hợp.
5. Ứng dụng vải Tencel
5.1. May mặc
Chính nhờ thân thiện môi trường, thoáng mát, hút ẩm tốt, vải tencel rất ưa chuộng để sản xuất các sản phẩm may mặc dành riêng cho mùa hè và đồ ngủ. Các doanh nghiệp cũng rất thích sử dụng chất liệu này trong việc sản xuất sản phẩm do vải dễ tạo ra các mẫu mã đa dạng. Bên cạnh đó, sử dụng vải tencel cũng là cách các thương hiệu “ghi điểm” với người tiêu dùng nhờ vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được xem trọng và trở thành xu hướng.
5.2. Sản xuất chăn ga gối đệm
Bên cạnh ứng dụng may mặc, vải tencel còn được yêu thích để làm vỏ bọc cho các vật dụng phòng ngủ như nệm, chăn, ga, gối,… nhờ ưu điểm an toàn cho sức khỏe và khả năng thấm hút mồ hôi tốt, không bám bụi. Bên cạnh đó, chất liệu tencel mịn mát và cũng có rất nhiều mẫu mã hợp thời giúp căn phòng trở nên sang trọng và hiện đại hơn. Tham khảo một số bộ chăn ga gối Tencel tại Vua Nệm:
6. Bảo quản vải Tencel
6.1. Khâu giặt giũ
Tốt hơn hết bạn nên giặt vải Tencel ở mức nhiệt dưới 30 độ C để đảm bảo cấu trúc sợi vải không bị tác động. Nhiều gia đình chính vì không biết điều này mà vô tư giặt sấy vải ở nhiệt độ quá nóng khiến cho vải nhăn nhúm không thể trở về hình dạng ban đầu, lâu dần dẫn đến tình trạng bị mủn.
Bạn nên sử dụng các chất tẩy rửa có độ PH ở mức trung bình. Nếu sử dụng thường xuyên các loại tẩy rửa mạnh, cấu trúc tự nhiên của sợi Tencel sẽ bị ảnh hưởng và vải nhanh chóng phai màu hơn. Một số trường hợp, vải bị loang lổ màu và dây ra các trang phục phục khiến việc giặt trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng với nhiều người. Vì vậy, tốt nhất là bạn không nên giặt vải Tencel chung với các trang phục khác.
Khi mới mua vải về, bạn chỉ nên giặt sơ bằng nước lạnh và không nên ngâm vải quá 30 phút. Để tránh vải phai màu và mất dáng, bạn nên dùng tay vò nhẹ nhàng và tuyệt đối không dùng bàn chải chà mặt trên mặt vải.
6.2. Khâu phơi phóng
Vải Tencel không chịu được nhiệt cao nên sau khi giặt, bạn không nên chọn chế độ sấy khô hay phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Tốt nhất bạn nên chọn nơi có nhiều gió tự nhiên, có bóng mát để phơi. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng quạt mát để hong khô vải Tencel trong những ngày trời âm u.
———-
Hy vọng bài viết đã đem cho bạn nhiều thông tin hữu ích liên quan đến vải Tencel. Nhìn chung, vải Tencel là lựa chọn lý tưởng dành cho những ai quan tâm đến sức khỏe và môi trường. Sử dụng vải Tencel sẽ giúp giảm bớt lượng tiêu thụ rác thải khó phân hủy từ đó tạo ra một thế giới an toàn và trong lành hơn cho thế hệ tương lai.